Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên tập thể hình?

Ngày đăng 07/01/2022 16:53

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vẫn có thể tập Gym. Luyện tập đúng cách sẽ hỗ trợ điều chỉnh cân nặng, nâng cao cấu trúc cột sống, cải thiện vi chuyển động và làm giảm tốc độ thoái hóa xương khớp. Tuy nhiên, tập Gym chỉ phù hợp với những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ đến trung bình.

nguoi-benh-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-the-hinh

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên tập thể hình?

1.    Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Gym?

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường gặp khó khăn trong các động tác cúi cập, xoay mình hoặc nghiêng người. Do đó, nhiều người cho rằng tập Gym trong thời gian điều trị là không thể.

nguoi-benh-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-the-hinh-1

Gym là phương pháp rèn luyện thể chất với các bài tập khác nhau ở cường độ tập luyện. Tập gym đều đặn giúp cân nặng được kiểm soát, giảm thiểu tình trạng thừa cân béo phì – một trong những nguyên nhân khiến quá trình thoái hóa xảy ra nhanh hơn.

Bên cạnh đó, duy trì hoạt động thể chất còn giúp tăng cường hệ cơ xương khớp nói chung và cột sống nói riêng. Các chuyên gia Cơ xương khớp đã chứng minh rằng người bệnh thoát vị đĩa đệm tập Gym đúng cách sẽ giúp cấu trúc cột sống được ổn định, đẩy lui quá trình thoái hóa và nâng cao phạm vi chuyển động.

2.    Hướng dẫn cách tập Gym cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

nguoi-benh-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-the-hinh-2

Thoát vị đĩa đệm là bệnh mãn tính và hiện vẫn chưa có biện pháp trị liệu dứt điểm. Tuy nhiên, để hạn chế các cơn đau phát sinh khi tập Gym, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

-    Cường độ của bài tập:

Gym là hình thức luyện tập khá đa dạng trong số lượng động tác. Gym có cả những bài tập cường độ nhẹ đến trung bình và mạnh phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Không giống với người khỏe mạnh, cấu trúc cột sống của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường yếu và các cơn đau dễ phát sinh khi thực hiện một số bài tập.

nguoi-benh-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-the-hinh-3

Vì vậy. để đem lại những tín hiệu tích cực đến tiến triển của bệnh và hạn chế nguy cơ cơn đau diễn ra, người bệnh nên thực hiện những động tác ở cường độ nhẹ đến trung bình. Đồng thời nên hạn chế làm theo những động tác có cường độ mạnh hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp tới cột sống như đẩy tạ.

-    Thời gian luyện tập:

Thời gian luyện tập lý tưởng của người khỏe mạnh thường nằm trong khoảng 30 – 60 phút/ ngày. Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng từ 20 – 30 phút/ ngày.

nguoi-benh-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-the-hinh-4

Luyện tập quá mức rất dễ khiến áp lực lên đĩa đệm gia tăng, kích thích lượng dịch nhầy thoát vị ra bên ngoài và tăng nguy cơ bùng phát mạnh cơn đau.

-    Lựa chọn thời điểm tập:

Thông thường, thoát vị đĩa đệm diễn ra xen kẽ giữa 2 giai đoạn, giai đoạn bùng phát và giai đoạn ổn định. Trong giai đoạn bùng phát, người bệnh thường đối mặt với nguy cơ viêm cấp tính và cơn đau có thể diễn ra trong nhiều giờ đến nhiều ngày. Vì thế, trong giai đoạn này, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng để tránh khiến cơn đau bùng phát. 

nguoi-benh-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-the-hinh-5

Gym và các bộ môn tập luyện khác được khuyến cáo thực hành ở giai đoạn ổn định. Lúc này, quá trình phát triển của bệnh đã chậm lại và chỉ tạo ra cơn đau âm ỉ.