Nhiều người lo lắng, không rõ đau gót chân có dấu hiệu gì, phòng ngừa và điều trị ra sao? Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về vấn đề này, giúp các bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhé.
Dấu hiệu đau gót chân
Trong một số trường hợp, cơn đau gót chân có thể đột ngột xuất hiện mà không có bất cứ dấu hiệu nào báo trước. Một số cảm thấy bõng nhiên bị đau, không thể đi lại, nhất là khi cố đưa bàn chân lên cao hoặc duỗi mũi chân tới trước.
Trên thực tế, dấu hiệu bị đau của mỗi người cũng không giống nhau. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, vị trí, mức độ và thời điểm mà có sự khác biệt nhất định. Cụ thể:
- Vị trí: Cơn đau xuất hiện sau gót chân, dưới gót chân hoặc từ trong xương gót chân ra.
- Mức độ: Cơn đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hoặc ngồi lâu sang đứng.
- Thời điểm: Có người bị đau vào buối sáng sau khi ngủ dậy, lúc bước xuống giường, sau khi vận đông một lúc thì cơn đau giảm dần.
Điều trị đau gót chân
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng trong điều trị đau gót chân:
- Dùng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu không có tác dụng thì có thể tiêm corticosteroid, nhưng cần lưu ý vì sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ.
- Nẹp cố định bàn chân: Được sử dung vào ban đêm, khi ngủ để giữ cho gót chân được cố định. Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên tham vấn bác sĩ trước khi áp dụng.
- Phẫu thuật: Khi các biện pháp trên không đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm mục đích điều chỉnh lại cấu trúc xương gót chân. Rủi ro của phương pháp này là có thể làm suy yếu vòm bàn chân.
- Sử dụng đế chỉnh hình: Trường hợp đau gót chân do viêm cân gan chân, hoặc bàn chân bẹt thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng dế chỉnh hình. Đây là dụng cụ hỗ trợ được làm theo kích thước bàn chân của mỗi người để tái tạo vòm bàn chân, ngăn ngừa các biến chứng của bàn chân bẹt.
- Băng dán cố định cơ: Có tác dụng giảm đau gót chân liên quan tới cơ, cải thiện vận động chân. Băng dán này đặt biệt tốt cho người chạy bộ, sử dụng trước khi tập luyện giúp ngăn ngừa chấn thương bàn chân.
- Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý Trị liệu: Phương pháp này giúp cân chỉnh toàn bộ cơ thể. Sau đó người bệnh có thể áp dụng vận động trị liệu để tự luyện tập tại nhà.
Phòng ngừa đau gót chân
Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Do đó, để phòng ngừa đau gót chân các bạn cần lưu ý:
- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định để giảm áp lực lên chân và gót chân.
- Đi giày vừa vặn để không bị mòn gót hoặc đế.
- Ngồi thay vì đứng nếu dễ bị đau ở gót chân.
- Khởi động đúng cách hi tham gia các mổn thể thao, các hoạt động có thể gây áp lực cho gót chân.
- Sử dụng giày thể thao phù hợp cho từng hoạt động, ví dụ: Giày đá bóng, chạy chạy bộ, giày leo núi…
Mong rằng với các chia sẻ trong bài viết này các bạn hiểu hơn về tình trạng đau gót chân, từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn !
Nguồn: Điều trị đau gót chân với máy tập phục hồi chức năng tay chân.