Chỉ số đường huyết GI: Cách xác định thực phẩm có đường huyết cao và thấp

Ngày đăng 09/03/2023 15:22

Một số loại thực phẩm tự nhiên có thể làm cho lượng đường trong máu của chúng ta tăng lên rất nhanh. Nguyên nhân là bởi carbohydrate được chuyển hóa thành glucose – loại đường mà cơ thể sử dụng để tạo thành năng lượng. Ăn nhiều carb khiến việc kiểm soát đường trong máu khó khăn, ngay cả khi sử dụng thuốc insulin và tiểu đường.

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Chỉ số đường huyết GI: Cách xác định thực phẩm có đường huyết cao và thấp nhé.

Chỉ số GI (Glycemic index) là gì ?

Chi-so-Glycemic-Index

Chỉ số đường huyết GI được dùng để chỉ carb tốt – xấu. Tốt nghĩa là tốc độ ảnh hưởng của loại thực phẩm đó lên đường huyết chậm. Còn xấu có nghĩa là tốc độ ảnh hưởng của loại thực phẩm đó lên đường huyết hoạt động nhanh.

Ngoài ra, chỉ số đường huyết còn cung cấp thông tin về việc cơ thể của chúng ta chuyển đổi carb trong thực phẩm thành đường glucose nhanh chóng như thế nào. Hai loại thực phẩm có cùng một lượng carbohydrate có thể ghi nhận chỉ số Glycemic index khác nhau. Con số càng nhỏ thì cũng đồng nghĩa với việc thực phẩm có ảnh hưởng càng ít tới lượng đường ở trong máu của bạn.

Theo các chuyên gia:

- Chỉ số GI bằng 55 hoặc ít hơn, được đánh giá là GI thấp (tốt).

- Chỉ số GI từ 56 - 69, được đánh giá là GI ở mức trung bình.

- Chỉ số GI từ 70 trở lên được đánh giá là GI ở mức cao (xấu).

Thông tin về chỉ số GI có thể tìm thấy ở trên nhãn mác và bao bì của các loại thực phẩm đóng gói, hoặc bạn có thể dễ dàng tra cứu nó trên internet.

Một thông tin nữa là các thực phẩm gần với cách chúng ta tìm thấy nó ở trong tự nhiên có chỉ số GI thấp hơn so với các loại thực phẩm đã qua chế biến.

Chỉ số đường huyết có thể thay đổi

Chi-so-Glycemic-Index-2

Chỉ số đường huyết được công bố trên bao bì sản phẩm có thẻ thay đổi trong quá trình chúng ta chế biến đồ ăn. Các yếu tố dẫn tới sự thay đổi này bao gồm:

- Quá trình chuẩn bị: Chất béo, chất xơ, các loại axit (có trong chanh và dấm) làm giảm chỉ số GI. Bạn càng nấu lâu các loại thực phẩm giàu tinh bột như mì ống chì chỉ số GI của nó càng tăng.

- Độ chín: Chỉ số GI của các loại trái cây như chuối sẽ gia tăng khi chúng chín dần.

- Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau cùng lúc: Bạn có thể giảm chỉ số đường huyết trong một bữa ăn bằng việc kết hợp các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có chỉ số này thấp hơn.

- Độ tuổi: Khả năng tiêu hóa thức năn của mỗi người cũng có ảnh hưởng đến cách mà cơ thể của chúng ta phản ứng với carb. Một biến chứng của bệnh tiểu đường có tên gọi gastroparesis sẽ làm chận quá trình tiêu hóa thức ăn tại dạ dày.

Cũng ần lưu ý thêm rằng chỉ số GI không phải là điều duy nhất cần quan tâm khi lựa chọn thực phẩm cho cơ thể. Một số loại có chỉ số thấp không có nghĩa là nó hoàn toàn tốt cho sức khỏe hay là chúng ta nên ăn nhiều. Calo, vitamin, các loại khoáng chất vẫn vô cùng quan trọng với cơ thể. Đơn cử: Khoai tây chiên có chỉ số đường huyết tương đương đậu xanh; Nhưng đậu xanh có nhiều dinh dưỡng hơn.

Trên đây là một số chia sẻ về Chỉ số đường huyết GI: Cách xác định thực phẩm có đường huyết cao và thấp. Mong rằng các thông tin trong bài viết giúp các bạn hiểu hơn về chỉ số này, xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân !

Xem thêm: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với Giàn tạ đa năng: https://www.thethaodaiviet.vn/gian-ta-tap-the-hinh.html