Lo lắng khiến tim đập nhanh: Nên làm gì ?

Ngày đăng 05/10/2021 09:05

Lo lắng là một cảm xúc tiêu cực, khiến nhịp tim bị rối loạn, đập nhanh hơn. Nhịp tim đập nhanh có thể là do lo lắng, hồi hộp, đến và đi rất nhanh, nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch, như: Suy tim, viêm cơ tim… rất nguy hiểm.

lo-lang-khien-tim-dap-nhanh-nen-lam-gi

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùm tìm hiểu về sự lo lắng, tình trạng tim đập nhanh, và những điều nên làm để khắc phục nhé.

Chẩn đoán tình trạng lo lắng

Nếu sự lo lắng trong một khoảnh khắc thì diều này là bình thường, nhất là khi chúng ta có thể xác định được nguyên nhân gây ra sự lo lắng của mình thì sẽ không cần đến sự đánh giá của bác sĩ.

lo-lang-khien-tim-dap-nhanh-nen-lam-gi-1

Tuy nhiên, đối với trường hợp thường xuyên trải qua cảm giác lo lắng mà không biết rõ nguyên nhân, hãy nói chuyện với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Nếu là mắc chứng rối loạn lo âu, có thể cần được kiểm soát bằng sự kết hợp của liệu pháp và dùng thuốc. Để chẩn đoán rối loạn lo âu, bác sĩ sẽ khám sức khỏe cho người bệnh và có thể dựa trên một số yếu tố nguy cơ gây ra lo lắng như: 

- Bị mắc bệnh tim

- Mắc bệnh tuyến giáp

- Bị rối loạn hô hấp

Trường hợp cai nghiện ma túy hoặc rượu…

lo-lang-khien-tim-dap-nhanh-nen-lam-gi-2

Người bệnh có thể làm một số xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác nếu nghi ngờ tình trạng thể chất gây ra lo lắng. Chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ xem xét các triệu chứng của người bệnh và đặt ra một số câu hỏi hoặc sàng lọc tâm lý khác để có cơ sở đưa ra các chẩn đoán về tình trạng bệnh lý.

Chẩn đoán tình trạng tim đập nhanh

Nếu khi lo lắng được xác định nguyên nhân kèm theo hiện tượng tim đập nhanh thì hoàn toàn không cần gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện đánh trống ngực không rõ nguyên nhân gây lo lắng, tốt nhất nên thông báo cho bác sĩ hoặc đến gặp bác sĩ tim mạch. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu do tác dụng phụ của loại thuốc đang dùng hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như:

lo-lang-khien-tim-dap-nhanh-nen-lam-gi-3

- Bệnh thiếu máu

- Bệnh tuyến giáp

- Bệnh huyết áp thấp

- Bệnh lý liên quan tới tim mạch…

Để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần đi khám, làm một số xét nghiệm và sử dụng những sàng lọc chẩn đoán như: Điện tâm đồ (Giúp chẩn đoán rối loạn nhịp tim hoặc loại trừ vấn đề về nhịp tim); Giám sát Holter (Ghi lại nhịp tim và bất kỳ thay đổi nào xảy ra); Ghi sự kiện (Người bệnh có thể đeo máy ghi âm trong nhiều tuần tại một thời điểm để ghi lại nhịp tim).

Các cách làm giảm nhịp tim

lo-lang-khien-tim-dap-nhanh-nen-lam-gi-4

- Cân bằng điện giải: Cung cấp Kali, Canxi, Natri, Magie cho cơ thể.

-  Rửa mặt bằng nước lạnh: Làm co giãn mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn. Đây được xem là phương pháp gây sốc thần kinh bằng cơ học.

- Thư giãn: Nên ngồi thư giãn, kết hợp với hít thở nhẹ nhàng để giảm tình trạng lo lắng, hồi hộp. Bạn có thể sử dụng ghế massage toàn thân để thư giãn và cải thiện tâm trạng.

lo-lang-khien-tim-dap-nhanh-nen-lam-gi-5

- Tập thể dục: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga, thiền đều là những môn rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Với sự hỗ trợ của máy chạy bộ, xe đạp tập, giàn tạ đa năng bạn có thể tập thể dục thể thao ngay tại nhà.

Tim đập nhanh có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, bạn có thể áp dụng các biện pháp trên để làm giảm tình trạng. Nếu diễn ra trong thời gian dài, các biện pháp trên không hiệu quả thì bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.