Tình trạng đau ngón chân, đau ở gan bàn chân, gót chân, mắt cá chân hay mu bàn chân là những tình trạng thường thấy của triệu chứng đau bàn chân. Những cơn đau xuất hiện sẽ khiến người bệnh khó chịu mỗi khi di chuyển, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến những sinh hoạt cơ bản hàng ngày.
Nguyên nhân gây đau nhức dưới lòng bàn chân, cách massage giảm đau
Bàn chân là bộ phận nằm ở vị trí thấp nhất trên cơ thể, dưới lòng bàn chân cũng tồn tại đến hàng nghìn dây thần kinh và những tuyến nội tiết, tĩnh mạch, động mạch quan trọng. Từ đó ta có thể thấy lòng bàn chân là bộ phận khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương do những áp lực hàng ngày của cơ thể ảnh hưởng, từ đó nếu không chăm sóc và hoạt động đúng cách, bàn chân có thể bị tổn thương và tạo ra những cơn đau nhức.
Người bệnh bị đau bàn chân có thể do các triệu chứng như bong gân, căng cơ, người bị bệnh gút, viêm cơ bàn chân, các bệnh viêm gân, đái tháo đường, hay người có bàn chân bẹt. Bên cạnh đó, nếu đứng hoặc di chuyển quá lâu, bàn chân không được nghỉ ngơi cũng có thể gây nhức mỏi, sưng tê, ảnh hưởng tới cả những khớp ngón chân. Khi vận động càng mạnh, ta càng cảm nhận được những cơn đau rõ ràng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau nhức bàn chân đó là do cấu tạo bàn chân bẹt. Thông thường, bàn chân ta sẽ có phần lõm lên ở dưới lòng bàn chân, cấu trúc này giúp cơ thể có thể giữ cân bằng. Tuy nhiên nếu lòng bàn chân bẹt, khi thực hiện những hoạt động thường ngày như đi lại, chạy nhảy, các cơ và khớp từ chân, đầu gối, lên đến lưng đều bị ảnh hưởng, từ đó không chỉ gây ra những chấn thương ở bàn chân mà ảnh hưởng tới cả cột sống.
Đôi khi ta không thể tránh khỏi những lần bị vấp ngã hay chấn thương khi chơi thể thao, những chấn thương này có thể dẫn đến bong gân, ảnh hưởng đến dây chằng, gây sưng đau và giảm chức năng hoạt động của chân.
Bệnh gút là khi trong cơ bị tích tụ axit uric dẫn đến viêm khớp. Những cơn đau do gút có thể kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn, ảnh hưởng đến hoạt động của ngón chân cái, gây đau nhức dữ dội, khiến chân bị sưng đỏ ngay cả khi ta không hoạt động phần này.
Cơ mạc bàn chân là những sợi dây chằng từ kéo dài từ các ngón chân tới gót chân, hỗ trợ chức năng hoạt động và di chuyển. Việc mang giày cao gót trong thời gian dài, đế giày không phù hợp khiến trọng lượng lên lòng bàn chân tăng lên, dẫn đến viêm cơ mạc.
Khi gặp tình trạng đau lòng bàn chân, ta cần để chân được nghỉ ngơi, có thể thực hiện chườm lạnh nhằm giúp giảm viêm và giảm sưng, đồng thời kết hợp thực hiện massage nhẹ nhàng.
Để massage giảm đau lòng bàn chân, ta dùng các ngón tay tác động lên bàn chân qua những động tác xoa bóp, ấn, vuốt. Thực hiện massage lần lượt từ các ngón chân xuống đến gót chân.
Không nên massage với lực quá mạnh, chỉ nên thực hiện với lực vừa phải. Nên thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày vào các buổi sáng và tối, hạn chế vận động tránh làm các cơn đau nặng thêm. Nếu thực hiện massage bằng tay hoặc sử dụng máy massage một thời gian mà không thấy đỡ đau, người bệnh nên tới những cơ sở y tế để xác định tình trạng bệnh và được điều trị hợp lí.